
Cựu Phi đoàn truởng phi đoàn 237

1). Phi hành đoàn:
*Thiếu tá Nguyễn Hửu Nhàn (Phi đoàn phó)
*Trung úy Nguyễn Thiện Hiền
*Chuẩn úy Nguyễn Văn Kim :cơ phi
*Tr/s Sơn : cơ phi, bay xác định hành quân
* H/s Nguyễn văn Hóa : áp tải
* Một xạ thủ (rất tiếc quên tên họ)
Bị phòng không tại Tân Khai, bắn cháy,Th/tá Nhàn cố gắng tìm bãi đất trống để đáp nên máy bay nổ và rớt khoảng 10 km phía Đông Tân Khai, phi hành đoàn sáu nguời đều tử thương, phi cơ bị thiêu hùy hoàn toàn.
2). Phi hành đoàn :
*Thiếu tá Nguyễn Tấn Trọng (phi đội trưởng)
*Trung úy Nguyễn Văn Thành
*TR/s Nguyễn văn Đông:Cơ phi
*H/s Lý triều Đáng : Áp tải
*H/s (quên họ) Thi: Xạ thủ
bị phòng không tại suối Tàu Ô,cách Tân Khai khoảng 2 km,bắn cháy, Thiêú tá Trọng cố gắng vừa đáp được trên Quốc lộ 13, phi cơ nổ tung , bị thiêu hủy hoàn toàn, cơ phi, xạ thủ và áp tải đều chết cháy. Thiếu tá Trọng và Trung úy Thành may bị bắt làm tù binh và được trao trả năm 1973.
3). Phi hành đoàn :
*Trung úy Nguyễn Văn Tài
*Trung úy Lai Tấn Nguyện
* (rất tiếc quên tên họ Cơ phi, xạ thủ và áp tải)
phi cơ bị hỏa tiển SA7 bắn nổ tung trên không phận An Lộc, phi hành đoàn 5 người và 10 binh sĩ Biệt Động Quân đều không tìm được xác.
Tóm lại trong hai tháng hành quân giải tỏa An Lộc, Phi đoàn 237 bị thiệt hại:
Nhân mạng:
**Muời bốn (14) tử thương gồm :
– Năm (5) sĩ quan ( trong đó có một Thiếu tá Phi đoàn phó),
– Chín (9) hạ sĩ quan ( cơ phi, xạ thủ và áp tải),
**Hai (2) sĩ quan bị bắt làm tù binh(trong đó có một Thiếu tá Phi đội truởng)
**Ba (3) phi cơ bị xóa sổ và một số bị phòng không bắn thủng, bể máy, bể ramp.Trong đó có hai trường hợp hi hửu:Trường hợp Th/tá Thiều quang Diêu,khi đáp tiếp tế cho Tân Khai,có lẽ vì gần quá và may mắn nên một trái B40 bắn xuyên qua thân phi cơ và nổ bên ngoài.Khi về Biên Hoà, kiểm lại phi cơ mới thấy 2 lỗ bằng cái chén lớn hai bên thân tàu mới hú vía. Trường hợp thứ hai phi cơ của Tr/úy Trần đình Quế bị phòng không bắn mất luôn một phần trong 3 cách quạt trước. Cánh quạt tét mất một đọan khoảng 6 feet, chỉ còn “cạnh trước” (leading edge) của cánh quạt mà thôi. Chúng ta thử tưởng tượng nếu một cánh quạt vì lý do gì bị móp lõm vào bằng nửa trái banh bóng bàn, máy bay đã run bần bật.Còn trường hợp nầy, máy bay nhảy lên xuống hơn xem thi cỡi bò,nhưng nhờ sự bình tĩnh, gan dạ và nhờ may mắn, cánh quạt không gãy, Tr/uý Quế đã đáp an toàn. Tôi nhớ rất rõ khi tháo cánh quạt xuống, đại diện hãng Boeing mời phi hành đoàn Tr/úy Quế 5 người đứng gọn trong chiều dài đoạn bị mất để chụp ảnh báo cáo về hãng.Tôi nghĩ anh em lái trực thăng sẽ thông cảm hơn.
Phi đoàn 237 là một đơn vị xuất sắc đã được tuyên dương truớc Quân đoàn III và nhận đuợc nhiều khen thuởng, huy chương của Không quân cũng như quân bạn. Riêng về cá nhân xuất sắc, hai phi đội truởng Thiếu tá Nguyễn Văn Ba và Đại úy Hồ Viết Yên được tưởng thưởng một tuần đi duỡng sức ở Đài Bắc, Đài Loan.
Phi đoàn cũng đuợc hãng chế tạo phi cơ Boeing tặng pin Chinook, bằng khen 5.000 -10.000-15.000-20.000-25.000 giờ bay không tai nạn.
Phi đoàn đã phối hợp thi hành phi vụ hữu hiệu, hoàn tất trách nhiệm tốt đẹp, mỹ mãn, đuợc sự thương mến, kính nể của các đơn vị bạn khắp bốn Vùng chiến thuật.
Từ ngày thành lập đến 30 tháng 4-1975, Phi đoàn vừa hơn bốn tuổi ruỡi đã bị tổn thất:
A/ Nhân mạng:
** Ba mươi mốt (31) nhân viên phi hành hy sinh,gồm :
– Mười hai (12) sĩ quan , trong đó có hai (2) phi đoàn phó: Thiếu tá Nguyễn Hữu Nhàn và Thiếu tá Võ Châu Phê
– Mười chín (19)) hạ sĩ quan gồm cơ phi, xạ thủ và áp tải.
**Bị thương
– Bốn (4) sĩ quan , một phải giải ngủ: Đại úy Trần Tấn Thọ
– Ba (3) hạ sĩ quan gồm cơ phi, xạ thủ và áp tải.
B/ Phi cơ:
– Mười ( 10) chiếc Chinook bị thiêu hủy hoàn toàn.
Bỉ trúng đạn phòng không thủng lỗ,bể thân phi cơ, bể máy ,bể ramp rất nhiều.
Với thành tích và thiệt hại nêu trên sau hơn bốn năm hành quân, chắc chắn không một đơn vị nào của Hoa Kỳ đạt đuợc. Ngay cả đại đội 213 thuộc Tiểu đoàn II Không Kỵ Hoa Kỳ đồn trú tại căn cứ Phú Lợi, muời dặm Tây Bắc Biên Hòa, đơn vị mà Phi đoàn 237 chúng tôi bay thực tập hành quân và tiếp nhận phi cơ Chinook cũng khó so sánh.
Đầu thế kỷ 21 với vũ khí phòng không rất tối tân và chính xác, so với thập niên 70 ở Việtnam, trong lúc chiếc Chinook lại không đuợc trang bị loại vũ khí nào chống phòng không hữu hiệu nhiều hơn truớc. Thế mà gần mười năm trên chiến truờng Afganistan và bảy năm ở Irag,nhiều Phi đoàn Chinook của Hoa Kỳ tham dự cũng chỉ bị bắn hạ một hay hai chiếc . So sánh mới thấy chiến truờng Vietnam “hot” hơn nhiều.
Sau đúng ba mươi tám năm trận An Lộc và ba mươi lăm năm ngày mất nuớc, chắc quý niên trưởng cũng như tôi không ai muốn kể công của mình hoặc buộc tội nguời khác. Ba mươi lăm năm, thời gian đủ dài để chúng ta nhận ra những ưu khuyết điểm của chúng ta để truyền đạt cho những thế hệ mai sau.
Là cựu Phi đoàn Truởng Phi đoàn 237, với sự đau buồn phải mất ba mươi mốt (31) anh em nhân viên phi hành thân thương trong thời gian tôi làm đơn vị truởng.Trong số đó có 2 bạn cùng khóa chí thân, đã từng sống chết với nhau nhiều năm trong chiến cuộc.Tôi kể câu chuyện trên đây căn cứ theo trí nhớ của tôi và của các anh em trong đơn vị cũng như trong cuốn”Quân sử Không Quân”,rất khách quan và là sự thật ,vì sự thật mới truờng cửu. Đây cũng là nén hương lòng chúng tôi thắp lên để tuởng nhớ những anh em trong Phi đoàn đã vĩnh viễn ra đi , hy sinh cho đất nuớc, cho chúng ta được sống đến ngày hôm nay.
Kính gửi quý niên trưởng tài liệu nầy để góp ý với quý vị nào còn nghi vấn việc tham dự trận An Lộc của Phi đoàn 237 chúng tôi.
Nguyễn Phú Chính
Cựu Phi đoàn truởng phi đoàn 237