Chân dung Người Lính VNCH

Quan Luc VNCH dien hanh ngay QL 19 thang 6

</div>
</header>

Bài này được viết theo sự yêu cầu của Mr. Hugh Doyle, cơ khí trưởng chiến hạm USS KIRK, chiến hạm đã cưu mang những người việt tị nạn đầu tiên trong tháng Tư buồn 1975.
Một sự tình cờ tôi được ông liên lạc qua đứa con trai làm việc tại Washington DC, ông muốn tôi viết lại cảm nghĩ của chuyến hải hành cuối cùng sau 30/4/75.

Khi đoàn tàu tị nạn gần đến cảng Subic Bay, thì cũng chính chiến hạm USS KIRK đã cho hai quân nhân Mỹ lên từng chiến hạm VNCH, để tiếp tế lương thực cũng như cố vấn, phải làm gì khi vào lãnh hải của Phillippine.

Ông Hugh Doyle giờ đã về hưu và được giữ chức vụ bão quản thư viện của USS KIRK, trông coi những tài liệu hải trình của chiến hạm này.

Bài này cũng muốn cho các cháu nhỏ của các thế hệ mai sau đọc, để trả lời một phần nào tại sao các cháu lại phải lưu lạc đến đây?

TBG

Hi Mr. Hugh Doyle,

My name is Truong Buu Giam. My son, Paul Truong, is the young man you contacted for writing histories of the USS KIRK and about the Vietnamese refugees at the end of the Vietnam War.
I was born in 1948. I graduated from South Viet Nam “Ecole Superieure” of Fine Arts, Saigon, 1970. I also graduated from South VN Navy Academy in 1972. I served as a SVN Navy Officer from 1972 to April 30, 1975, on board the HQ-229.
Since you are interested in recording some memories from Vietnamese refugees, let’s see where I should start.
Just go back in time before the VN war.
I wasn’t born at the right time. World War II had ended. In America all the children born at that time were Golden Children, the “Baby Boomers”.
I, like many young men at that time (between 1945-1975), either Vietnamese or American, was involved in a wrong war, the war we had to fight but we were not allowed to win. We are not to be blamed. I felt sorry for the young American soldiers who had been involved in the VN war. They were mistreated by the American media. They were portrayed as senseless “killers”. Some Americans called this war a Vietnamese “civil war”. NO, this is not a VN civil war. This is a war between America and the two big communist blocks at that time: Russia and China, using the Vietnamese people, both South and North, as tools.
Now let’s talk about the end of the VN war. I was a navy officer and also a cruise member of the HQ-229 at that time. My job was to help the chief engineer to keep the ship run smoothly technically. And I was also a chief fire fighter and supply officer.
My ship used to patrol the shore line and escort the supply ship to any South VN navy base down into the Mekong delta.
About three weeks before the War ends, my HQ-229 received order to go north to Da Nang, this is an unusual order. My territory was the Mekong delta only, Da Nang was the front line of the War at that time.
Then, you know what has happened next.
Finally on April 28, my ship came back to Vung Tau, my home town. The ship anchored far from shore. I’m ready to swim to shore by myself trying to get home to get to my family. Luckily the HQ 802 allowed my Captain to go to shore. So I was allowed to come along.
I came back home in the afternoon on April 28, 1975. The City was messy and in bad security. All Vietnamese marines are ready to fight for the last battle.
At home I found out my family was gone to the capital, Saigon, a couple of days before, because the VC had started to send rockets into here. Only my two younger brothers who study in a nearby city came home later that afternoon, so I decided to take them back to my ship that evening.
That night my Captain tried to go to Saigon but it’s too late. I can see the sky light up like fireworks when we enter the Saigon river. America helicopter Chinook and others try to escape. I can see clearly, even at night.
April 29th on the morning, my ship received order go to near shore to fire over the big mountain of Vung Tau to destroy the main bridge leading to Vung Tau, in order to prevent communist forces to enter Vung Tau. At noon we left to go farther from shore, anchor and just wait for order.
April 30th 1975, about before noon, the “3-day President” Duong Van Minh announced a surrender and the war had ended…
That afternoon my ship sailed to Con Son Island and wait…

Image
On May 1st my ship, joining with other ships, just left Viet Nam, all headed East and went to . . . nowhere. At that time my ship still had the order to sail at the end of the group, to escort other ships and the Vietnamese refugees.

Image
Going nowhere, just heading East and left behind my beloved country, family, friends.
After a few days, we reached near the Subic Bay in the Philippines. At that time, we received food and supply from an American ship.
At that time we are no longer recognized for who we are. We are now lonely, a people with no country. All guns and ammunitions had to be thrown into the sea. We are not allowed to keep our flag, the South Viet Nam flag when we enter Subic Bay Philippine.
We had a last ceremony to take the South VN flag down. I will never forget how it was when I faced that moment, heart broken, humiliation, … what was going on? what’s next? what are we going to do?
As a man, I can’t defend my country. I feel ashamed, dishonored and I have to live with this feeling for the rest of my life. I feel so bad and sad. I don’t have the gut to commit suicide like others, a man who lived without his honor, what do you live for? I felt ashamed and continue living like a hermit crab.
It’s almost forty years. I still have that feeling like yesterday, since April 30, 1975.
My Dad died in 1989 but I did not have a chance to see him before he died. Since 1974, I had been on board the HQ-229, doing my duties as a soldier, I did not have a chance to go home to visit him.
Up to now I haven’t come back to my homeland. The bad guy had won the war and they are still there, ruling my country, and they are about to sell my country for a second time, to China, like Henry Kissinger and the allies had sold my country to China since 1973 at the signature of the Paris Peace Accords. That Paris Peace Accords is a shameful document. It betrays the South Vietnamese people. How can we defend our country? That Accords stated that we only fire back after being fired on by the communists. As a supply officer, I fully understand the situation. You have to bring back the empty shell in order to get new ammunition to replace whatever that you had fired.
Who I should blame for? The only thing I have to blame is that I was born in a small country that was used by a superpower to further its interests in the world. The war is a chess game where the big countries use small countries, like Viet Nam, in their quest for powers.
Many tears, many hard times … either here in the US or in South VN. My people have learned many lessons to survive. We had fought the Chinese for 1000 years. We fought 100 years against the control of the French, and 30 years fighting against the International Communists. My beloved country, my people only got all tears, hunger and humiliation in communist re-education, concentration camps (prisons). Many people, either civil or military, who had some involvement with the South VN government, were separated either in concentration camps, death or seeking freedom by fleeing Viet Nam, “the boat people”.
I still remember some TV comedian here laugh and joke about “Vietnamese boat people” leaving their country to come here for “Coca Cola”. How many “boat people” were lucky enough to get safely to the freedom shore? Facing mother nature in the open sea, the pirates in the Gulf of Siam. If you stayed and you were a soldier, or who ever had worked for South VN government, you were imprisoned into “re-education camps”. Your family members were chased out into “new economy zones”, unproductive land where people scratch dirt to eat, while the Vietnamese communists in power will appropriate all the wealths in the country for themselves. Worst than that, their purpose is to destroy a whole generation of the South Vietnamese, like Polpot had done in Cambodia getting rid of a million Cambodians. Same doctrine, same practice, building their “socialist paradise”. But the Vietnamese communist is more subtle, they “kill softly”, that will not stir up world opinion. Making people die slowly, so people will end up thinking it’s better to die than to live.
After almost 40 years those bandit communists have converted Viet Nam, used to be one of the best countries in Southeast Asia, used to be called “The Pearl of Far East”, into one of the poorest and most backward countries in the world.
Many thanks to the American citizens who allow us to live among them, who harbor us and help us live in this free country. I just hate the politics. Three American Presidents had promised to defend South Viet Nam from Communist aggression. But that promise was not honored. The Bad Guy had won the war.
Sincerely,
Truong Buu Giam

Image

http://hoicuulong.prophpbb.com/topic126.html?sid=c5df5084af2998b6c02ba001cb2bf4f2#p200

” data-medium-file=”” data-large-file=”” />

Phạm Bá Hoa

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa thi hành bổn phận công dân, từ vĩ tuyến 17 xuống tận Mũi Cà Mau, từ duyên hải quanh năm sóng vỗ đến rừng già heo hút đội sương, từ Cao Nguyên rậm rạp xuống đồng bằng sông rạch Cửu Long, mời quý bạn lần theo dấu chân để đến, và nhận ra Chân Dung Những Người Lính ấy, sau khi có khái niệm về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Hơn 20 năm chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc xâm lăng của nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạo nhiều chiến tích vẻ vang.

Có thể nhận định mà không sợ sai lầm rằng, thế giới chỉ biết thành tích của chúng ta qua hai trận chiến điển hình, là cuộc phản công toàn diện trong cuộc “tổng công kích” của quân Cộng Sản hồi Tết Mậu Thân đầu năm 1968, và cuộc phản công đánh bại 3 trục tấn công do lãnh đạo nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ Hà Nội, xua quân chính qui vượt vĩ tuyến 17 trực diện tấn công Việt Nam Cộng Hòa vào mùa Hè 1972, thường gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa.” Chớ họ không thể hiểu được những chiến thắng với biết bao trận chiến đơn lẻ xảy ra hằng ngày hằng đêm, đánh nhau từng người, từng tổ, từng tiểu đội, trung đội, của Bộ Binh, của Địa Phương Quân Nghĩa Quân, trong nội địa lãnh thổ, những chiến thắng của “Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu,” của “Lực Lượng Đặc Biệt,” của những “Toán Lôi Hổ,” của “Liên Đoàn Biệt Cách Dù,”… trong những cánh rừng già hoang dã dọc biên giới Việt Nam-Cam Bốt. Nơi mà quân chính qui Cộng Sản từ miền Bắc, theo hành lang biên giới mà chúng gọi là “đường Trường Sơn,” xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Họ cũng không thể hiểu chiều sâu những trận chiến thầm lặng với sắc thái du kích mà Người Lính Việt Nam Cộng Hòa phải đối phó. Phải rình mò tìm địch mà đánh. Bất ngờ gặp nhau là đánh. Đánh nhau bất luận bao nhiêu tay súng, bất kể ngày đêm, bất cứ nơi nào. Chiến trường không chỉ là trận tuyến trong chiến tranh qui ước, mà chiến trường diễn ra ngay trong nhà, ngoài ngõ, chiến trường là bụi chuối trong vườn, là đám bắp trong rẫy, là ruộng lúa đồng sâu. Chiến trường cũng là góc núi, bụi cây, là rừng rậm cao nguyên, là bãi lầy đất Mũi (Cà Mau), là “biển cạn” Tháp Mười. Từng góc phố, căn nhà, từng con đường trong thành phố, từng bến đậu phi cơ hay nơi tàu cặp bến, đâu đâu cũng là chiến trường của quân Cộng Sản trong mục đích xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.

Nói chung là người ngoại quốc, cho dù là những phóng viên hay những nhà lãnh đạo chính trị, họ không thể nào hiểu được những chiến thuật trên chiến trường Việt Nam và cách vận dụng chiến thuật đó của “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa”, trong khi 500,000 quân Đồng Minh rất khó thích ứng với cuộc chiến mà bản chất của nó là “chiến tranh tổng thể” trên chiến trường Việt Nam chúng ta, bởi họ không thấu đáo nền văn hóa Việt Nam nên chưa hiểu được Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.

Destroyer Tran Hung Dao HQ1, B.jpg

Lê Chu
Năm 1964, sau khi thụ huấn khóa Sĩ Quan Truyền Tin Cao Cấp tại Hoa Kỳ, tôi đảm nhận chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Truyền Tin tại Quân Đoàn IV và hai năm sau, về Sư Đoàn 7 Bộ Binh với chức vụ Trưởng Phòng Truyền Tin. Vị Tư Lệnh Sư Đoàn 7 lúc bấy giờ là Chuẩn Tướng Nguyễn Viết Thanh. Cuối năm 1968, Tướng Nguyễn Viết Thanh đi nhận nhiệm vụ mới làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

Sư Đoàn 7 Bộ Binh bắt đầu gặp một số khó khăn, không hẳn do áp lực địch mà do lề lối điều hành, không khí chia rẽ địa phương, nghi kỵ, bàng bạc trong nội bộ. Một vài sĩ quan thiển cận, thiếu tài kém đức gây nên nhiều điều đáng tiếc. Ví dụ như hành quân thiếu thành phần trừ bị. Một tiểu đoàn Việt Cộng bị quân ta bao vây, địch án binh bất động, chờ trời tối, mở đường máu tràn qua vị trí của ta. Thiếu thành phần trừ bị nên ta không phản ứng kịp, đang thắng hóa ra thua. Tổng Tham Mưu phải xuống điều tra. Một dịp khác, khi một đơn vị thuộc Trung Đoàn 11 được lệnh vượt sông vào Mật Khu 20/7 của địch ở Định Tường. Khi đơn vị đang vượt sông thì chạm địch. Bị tấn công bất ngờ, địa thế lại hiểm trở, quân ta đang ở trong tình trạng nguy khốn. Trung Đoàn 11 xin Sư Đoàn giải cứu. Nhằm ngày cuối tuần, các giới chức thẩm quyền không có mặt để giải quyết. Một đại úy, trưởng toán trực Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn không biết nên xoay xở như thế nào, đành bó tay. Kết quả là một tiểu đoàn của ta bị thiệt hại khá nặng. Tiểu đoàn trưởng và cố vấn Mỹ đều bị tử thương. Tổng Tham Mưu lại xuống điều tra.

Nhưng Sư Đoàn lại bị thêm một “tai nạn” khác, khá trầm trọng. Trong cuộc chiến, Hoa kỳ gởi quân tham chiến đến Việt Nam. Tại đồng bằng sông Cửu Long, họ thiết lập một căn cứ – Căn Cứ Đồng Tâm – nằm trên bờ sông Mỹ Tho và kinh xáng Long Định, cách thành phố Mỹ Tho 9 cây số. Đây là nơi Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ đóng bản doanh. Khi Tổng Thống Nixon chủ trương Việt Nam Hóa Chiến Tranh, Sư Đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ là đơn vị đầu tiên rút khỏi Việt Nam. Cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam muốn các cuộc chuyển giao có kế hoạch và tất nhiên, cần những màn có tính cách trình diễn nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị. Việc tiếp thu căn cứ Đồng Tâm chỉ được giao cho một vài sĩ quan. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh không được phép liên lạc với các đơn vị Hoa Kỳ ở Đồng Tâm. Hai tuần sau khi người Mỹ rời căn cứ, căn cứ Đồng Tâm được chiếu cố quá tận tình. Người Mỹ bất bình, đem tất cả các chứng tích mà họ chụp ảnh và quay phim về Sài Gòn báo cáo. Sư Đoàn lại bị điều tra thêm một lần nữa.

Cuối năm 1969, chúng tôi nghe phong phanh rằng Sư Đoàn sắp có một vị Tư Lệnh mới. Sau đó, một vị trưởng phòng ở Quân Đoàn IV điện thoại cho tôi biết tân Tư Lệnh là người cùng khóa với tôi, ông không nói tên nhưng tôi đoán là Đại Tá Nguyễn Khoa Nam. Lúc đó, các sĩ quan tham mưu chúng tôi, khá nhiều người thuộc Khóa 3 Thủ Đức bắt đầu làm việc dưới quyền chỉ huy của một người bạn đồng khóa mà chúng tôi nghe danh từ bên binh chủng Dù.

Trong khi làm việc dưới quyền Tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi nhận thấy ông có những cá tính đặc biệt. Ông rất tự chủ, điềm tĩnh, ít khi tỏ ra bối rối. Ông rất khiêm tốn, không thiên vị, giàu tình thương nhưng không để tình cảm chi phối. Trong một cuộc hành quân do Sư Đoàn tổ chức tại Mộc Hóa, Chiến Đoàn 10 được tăng phái một thiết đoàn M-113, có nhiệm vụ tái chiếm mục tiêu bị Việt Cộng xâm nhập. Trên đường tiến quân, địch chống trả mãnh liệt. Bên ta, có vài thiết vận xa M-113 bị trúng đạn bốc cháy. Đà tiến quân bổng khựng lại. Chiến đoàn trưởng ra lệnh cho đoàn quân nhị thức, bộ binh cùng với thiết xa tiến vào mục tiêu, nhưng thiết xa vẫn bất động nên ảnh hưởng đến bộ binh. Biết ngay sự việc, ông ra lệnh thay ngay thiết đoàn trưởng tại mặt trận, mặc dù ông rất thương người này nhưng ông đặt công vụ lên trên tình cảm cá nhân.

Ông lúc nào cũng bình tĩnh, không bao giờ chúng tôi thấy ở ông sự xao xuyến, băn khoăn để lộ ra ngoài. Một hôm, bản doanh hành quân của Sư Đoàn bị pháo kích vào nửa đêm, đạn pháo rơi trúng bộ chỉ huy, mọi người nhảy vào hầm trú ẩn. Tôi bị kẹt ở ngoài nên lao xuống đất. Ông cũng nằm xuống tiếp tục nghe báo cáo. Đại Tá Phạm Đình Chi (Khóa 3 Thủ Đức), Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn từ trong hầm trú ẩn tung về phía ông chiếc áo giáp, ông không có thì giờ mặc vào, tiếp tục ra lệnh phản pháo, dập tắt trận địa pháo địch. Trong thời gian này, Việt Cộng đã bắt đầu sử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7. Xạ thủ và chúng tôi ngồi hai bên trực thăng, người nào cũng trang bị một số trái sáng, khi thấy vệt sáng từ dưới đất, chúng tôi rút chốt trái sáng vứt ra ngoài. SA-7 theo trái sáng đang cháy chui vào mục tiêu gần nổ tung thay vì ống khói trực thăng ở xa hơn. Những lần gặp “tai nạn” như vậy, chúng tôi cảm thấy kinh hoàng, xem như “bắn chậm thì chết”, thế mà nhìn ông, ông vẫn tỉnh táo, coi như không có việc gì xẩy ra.

Ông thích hội họa và âm nhạc. Những lúc rỗi, ông ngồi trong phòng chăm chú nghiên cứu, nhìn bản đồ, rồi ông lấy bút vẽ trên trang giấy những bức tranh, vẻ theo ký ức, nét vẽ rất có hồn. Ông chỉ thích nhạc nhẹ – cổ điển và bán cổ điển. Ông thích những bản nhạc Pháp trước năm 1945 do Tino Rossi hát. Tôi nhờ một tiệm bán dĩa hát ở đường Tự Do, Sài Gòn, sang vào băng nhựa những bài hát mà ông thích như Sénérata, Marinella, J’ai deux Amours v.v.. Sau buổi thuyết trình tham mưu buổi chiều, ông đi bách bộ xung quanh văn phòng và trung tâm hành quân. Gặp tôi, ông bảo lái xe đưa ông một vòng trong căn cứ. Ông thường ghé vào các đơn vị, thăm một cách bất ngờ, ông đi vào phòng ngủ, phòng ăn của binh sĩ, gặp những bức tranh phong cảnh hay nghệ thuật, ông trầm ngâm đứng nhìn. Ông thích sống gần thiên nhiên, hoa cỏ, chim thú. Căn Cứ Đồng Tâm, sau một thời gian đã có bóng cây xanh, có hoa là do sự khuyến khích của ông, màu xanh gắn liền với sự sống, ông bảo thế. Sau năm 1975, Việt Cộng đã tung ra rất nhiều sách bôi bác các tướng lãnh VNCH, đời công cũng như đời tư. Các tác giả Cộng Sản kịch liệt lên án ông là “cực kỳ phản động, chống phá cách mạng đến cùng”. Cộng Sản căm thù vì bị Sư Đoàn 7 Bộ Binh giáng cho nhiều đòn đau. Chúng ta không lạ điều đó nhưng bới móc đời tư của ông thì không. Trong cuốn sách nhan đề “Đàng Sau Dinh Độc Lập”, tác giả tên Phạm Văn Xỉ hay Xảo gì đó, đã phóng lên nhiều chuyện vừa hư vừa thực, mục đích bôi lọ tướng lãnh ta. Khi đề cập đến Tướng Nguyễn Khoa Nam, người viết đã hạ những dòng nhu sau: “Tướng Ngụy này thực kỳ lạ, không giống như những Tướng khác … chỉ thích hoa cảnh …” Tôi không nhớ nguyên văn nhưng ý chính là như vậy.

Giữa năm 1972, Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 7 đóng tại Mộc Hóa, đang hành quân tại vùng biên giới Việt-Miên thì có tin đồn Tướng Nguyễn Khoa Nam sẽ rời Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Có ba vị Đại Tá Tỉnh Trưởng đang vận động để thay thế ông. Chính ông cũng nghe tin ấy nhưng ông vẫn bình thản, vẫn tiếp tục hành quân. Một buổi chiều, tôi đến nơi làm việc của ông tại Bộ Chỉ Huy dã chiến thì thấy ông và Đại Tá Lê Khánh, Tỉnh Trưởng Kiến Tường đang bàn bạc công việc. Thấy tôi vào, Đại Tá Khánh vui mừng vì có người thay ông ta để tiếp chuyện với Tư Lệnh. Sau khi nghe tôi trình bày công việc, bỗng nhiên ông đề cập đến chuyện của ông, ông bảo ý nguyện của ông là sau khi rời Sư Đoàn 7 Bộ Binh, ông mong được về làm tại quân trường Thủ Đức. Đành rằng ở cương vị nào cũng là phục vụ cho Quân Đội nhưng khi nghe vị Tư Lệnh tâm sự vài lời như vậy, tôi thực sự xúc động. Có lẽ ông nghĩ rằng tin đồn sắp thành sự thật. Tôi bèn thưa với ông: “Sao Chuẩn Tướng không xin về Sư Đoàn 1 Bộ Binh?” Ông vội đáp ngay: “Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã có Đại Tá Điềm rồi.” Chúng tôi im lặng, trầm ngâm trong chốc lát rồi chuyển sang chuyện khác. Tôi biết ông buồn và tôi cũng buồn. Tôi chợt nghĩ đến một câu trong bài Tống Biệt Hành của Thâm Tâm:

Ta biết người buồn chiều hôm trước

Ra đi bao giờ cũng buồn, chẳng thế mà một nhà văn Pháp đã viết: “Sự ra đi – cho dù là mong ước – bao giờ cũng để lại nhiều luyến tiếc.” Ông không hề hỏi tôi có biết vị nào sẽ thay thế ông nhưng cứ tin tôi được biết, ba vị đại tá đang “dự tuyển” đều là những chiến binh lâu đời, có mặt trong quân ngũ trước khi Quân Đội Quốc Gia hình thành và ba vị cũng đều có nhiều kinh nghiệm đời lính vì tất cả đều trải qua từ cấp thấp nhất đến cấp đại tá trong quân đội.

Sau đó vài tháng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến thăm viếng Bộ Tư Lệnh Hành Quân của Sư Đoàn. Khi Tổng Thống ra về, tại bãi đáp trực thăng Thạnh Trị (Mộc Hóa), Tổng Thống đã bắt tay từ biệt Chuẩn Tướng Nguyễn Khoa Nam. Chúng tôi đứng xa nên không nghe rõ những gì Tổng Thống nói với Chuẩn Tướng. Sau đó, tôi nghe một trung đoàn trưởng kể lại vì ông này đứng gần Tổng Thống và Tư Lệnh. Tổng Thống bảo Chuẩn Tướng Nam: “Anh an tâm làm việc, tôi vẫn tín nhiệm anh.” Tuần sau, Chuẩn Tướng Nam bảo Đại Tá Nguyễn Khắc Thiệu (Khóa 3 Thủ Đức), Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn và tôi sáng mai, đúng 6 giờ rưởi ra sân bay Mộc Hóa cùng đi với ông. Buổi chiều, tôi gặp ông tại phòng ngủ của ông, một phòng nhỏ cạnh văn phòng Tư Lệnh. Khi tôi vào trình diện, ông đang dùng lưỡi dao lam tự tháo những đường chỉ đen thêu ngôi sao, cấp bậc Chuẩn Tướng trên áo. Sáng hôm sau, gặp chúng tôi, ông bắt tay mỉm cười vui vẻ. Trực thăng đáp xuống Cái Bè, ông bảo chúng tôi lấy trực thăng đó xuống Cao Lãnh giải quyết vài công việc với Trung Đoàn 12. Độ mười phút sau, một trực thăng khác từ hướng Vĩnh Long đáp xuống. Tôi gặp Đại Tá Huỳnh Văn Lạc, cùng khóa 3 Thủ Đức, trong các năm từ 66 đến 68 là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 Bộ Binh. Đại Tá Lạc cho biết ông sắp đáp trực thăng về Sài Gòn cùng với Chuẩn Tướng Nam và vài vị Đại Tá khác bên Hải Quân. Các đại tá được thăng cấp chuẩn tướng mà bên Hải Quân gọi là phó đề đốc, tôi nhớ là có Đại Tá Hùng. Chuẩn Tướng Nam được thăng Thiếu Tướng, thế mà ông giữ kín, không cho chúng tôi biết tin mừng. Tôi mới sực nhớ, thảo nào hôm qua, chính ông tự tháo mấy đường thêu cấp bậc trên cổ áo, gắn vào đó ngôi sao bằng kim khí, để ngày hôm sau, Tổng Thống tháo cấp bậc củ, gắn cấp bậc mới hai sao cho ông.

Ông nguyên là Trung Tá Trưởng Phòng Truyền Tin

Sư Đoàn 7 Bộ Binh trong khoảng thời gian từ 1966-1973.

Trích nguyenkhoanam.com .

</div>
</div>
</div>

” data-medium-file=”” data-large-file=”” />

Vậy, “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa là ai?” 

“Họ,” là những nông dân chất phác hiền hòa, là những ngư dân miền duyên hải quanh năm sóng vỗ, là những công nhân nơi thành phố, là những học sinh tốt nghiệp trung học, là những sinh viên hay đã tốt nghiệp đại học, là những viên chức cán bộ đam mê đời sống quân ngũ, là những người chuyên môn trong các ngành nghề tự do.

“Họ,” theo tiếng gọi quốc gia, tình nguyện vào các trường quân sự.

“Họ,” tuân lệnh chánh phủ, trình diện các trường quân sự.

“Họ,” là quân nhân hiện dịch, là quân nhân trừ bị, là quân nhân đồng hóa, là những nữ quân nhân. “Họ,” là những chuyên viên, những chiến binh, những hạ sĩ quan, sĩ quan, tướng lãnh.

“Họ” có mặt trong các quân chủng, binh chủng, binh sở, các cơ quan tham mưu, quân trường.

“Họ” phụng sự tổ quốc, phục vụ dân tộc. Tất cả được gọi một cách thân thương trìu mến là “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa,” những người lính trong một hệ thống tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

mot-phao-doi-phao-binh-thuoc-sd7bb-dang-tac-xa-dai-bac-105-ly-yem-tro-quan-ban-hanh-quan

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa:

Là Người Lính Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, ngày đêm quanh năm suốt tháng hơn 20 năm ròng rã, âm thầm, lặng lẽ, trấn giữ hệ thống giao thông và bảo vệ hạ tầng cơ sở.

Là Người Lính Lực Lượng Đặc Biệt (Lôi Hổ, Biệt Hải), Biệt Cách Dù, lặn lội vùng biên giới hoang vu để ngăn chận quân thù.

Là Người Lính Không Quân, từ trên không đánh xuống.

Là Người Lính Nhẩy Dù, từ trên không xuống đánh.

Là Người Lính Giang Lực, canh giữ trên khắp miền sông rạch.

Là Người Lính Hải Quân, từ ngoài biển đánh vào.

Là Người Lính Thủy Quân Lục Chiến, từ ngoài biển vào đánh.

Là Người Lính Bộ Binh, Người Lính Biệt Động Quân, đánh địch ngay trên bờ Nam Bến Hải trong tầm đạn quân thù. Đánh địch dọc biên giới Tây Nguyên núi rừng rậm rạp.

Đánh địch trên chót Mũi Cà Mau quanh năm ngập nước, trên biển cạn Tháp Mười, trong Rừng Sát sình lầy gai gốc, giữa đồng bằng trù phú Cửu Long. Đánh địch để giành lại từng góc phố của thủ đô, từng ngôi nhà giữa cố đô cổ kính, từng bờ tường của cổ thành Quảng Trị.

Là Người Lính Pháo Binh, Công Binh, Thiết Giáp, Truyền Tin, yểm trợ đồng đội trên khắp chiến trường.

Là Người Lính Tiếp Vận, Quân Trường, Chiến Tranh Chính Trị, Hành Chánh, Tham Mưu, yểm trợ đồng đội từ các hậu phương.

Người Lính đó đã miệt mài với chiến trận, và mệt nhoài sau chiến trận. “Họ” đã đánh địch đến giây phút cuối cùng! “Họ,” xứng danh là “Người Lính Việt Nam Cộng Hòa.”

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, đã anh dũng hy sinh nhưng không được yên bình vĩnh cữu trong các nghĩa trang mà tổ quốc ghi công, vì quân Cộng Sản đào mồ cuốc mả. Là những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể góp phần gìn giữ giang sơn, nhưng bị kẻ thù nhục mạ đọa đày. Là những quân nhân có vầng trán nhăn nheo với mái tóc già nua trước tuổi. Là những người tù chính trị bị Cộng Sản lưu đày trong các trại tập trung nghiệt ngã trên khắp miền quê hương đất nước, gánh phân người làm phân bón rau xanh, khiêng nước tiểu tưới lên hoa màu, nhưng “Họ” chỉ được ăn những cọng rau do phân và nước tiểu của “họ” mà vươn lên. Để rồi nhiều người trong số “họ,” đã chết trong đau thương, đói khổ, nhọc nhằn!

cac-chien-si-thiet-giap-binh-qlvnch-tren-chien-xa-m48-thiet-doan-20

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, khi rời đất nước lưu vong với hai bàn tay trắng, chỉ còn lại tình thương của vợ của con, của đồng hương đồng đội, che chở cho nhau nơi xứ người xa lạ.

Đó, là “chân dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa,” mà người phương Tây chưa thể nào nhận ra được. Bởi, họ chưa hiểu được chiều sâu của lịch sử và văn hóa Việt Nam, họ chưa hiểu được chiều sâu tính chất tráo trở lật lọng với bản chất độc tài tàn bạo của Cộng Sản Việt Nam, họ cũng chưa hiểu được chiều sâu của cuộc chiến tranh tự vệ về phía chúng ta. Do vậy mà người phương Tây chưa thể đánh giá được chiều sâu của cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Một cuộc chiến mà trong đó, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân vượt biên giới xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa. Không thể nói khác được, dù cùng chủng tộc, nhưng hai quốc gia đều được thế giới công nhận với những tòa đại sứ thiết lập trên lãnh thổ mỗi quốc gia. Quân của quốc gia này sang đánh chiếm quốc gia kia, ngoài chữ “xâm lăng” ra, không có chữ nào khác để chỉ hành động đó cả. Những ngôn từ mà Cộng Sản sử dụng để nói đến cuộc chiến này, đều là những dối trá đánh lừa dư luận quốc nội lẫn quốc tế, ngụy trang mục tiêu chiến lược của họ.

Nguoi linh Quan Luc VNCH

Sống và lớn lên trong lửa đạn, gian lao và tù đày… thời gian đã tạo cho tôi một hình hài già nua… cằn cỗi.

Bây giờ thì bạn bè mỗi đứa một phương, người tình rồi cũng bỏ tôi mà đi… Xen lẫn trong quá khứ kiêu hãnh là một hiện tại… trống vắng, cô đơn và nhiều… nuối tiếc!

Cố nhân…! Cố nhân… xa rồi! Biết đến bao giờ ta gặp lại cố nhân để được sống lại những lúc huy hoàng trong sắc mùa chinh chiến cũ…!!!

“Người ta đi lính mang lon,

Chồng em đi lính mang xoong mang nồi!”

Hạ Sĩ I Thí, hỏa đầu quân, cùng binh nhì Long đang khiêng cái chảo gang to tổ bố lên gần tới đỉnh đồi… bỗng ông nghiêng vai hất cái đòn gánh làm cái chảo vừa to vừa nặng rơi xuống đất nghe một cái… “bịch,” và B2 Long khiêng phía đàng trước suýt té ngửa theo cái chảo. Hạ Sĩ I Thí chửi thề: “Tiên sư cha thằng nào mới nói đó?” rồi ông quắc mắt nhìn chầm chập vào mặt B1 Niên đang đi gần đó. Ông chửi tiếp: “Mẹ… mày, mày mang chỉ mỗi cái ba-lô. Ngoài cái ba-lô, tao còn mang ruột tượng gạo và khiêng cái chảo nữa… Mệt thấy mẹ, mày không khiêng phụ… còn móc lò nữa hả thằng khốn kiếp?! … Lát nữa, tao đéo nấu cơm, cho tụi mày đói thấy mẹ tụi mày luôn!” Chửi xong, ông vất cái ba-lô đang mang xuống đất thật mạnh làm cái xoong cột trên ba-lô méo một bên.

B1 Niên nín khe. Nó không ngờ câu nói đùa đã khiến Hạ Sĩ I thí nổi cơn điên như vậy! Mà không điên sao được. Từ sáng đến giờ, Hạ Sĩ I Thí lu-bu với các vật dụng nhà bếp không có cả thì giờ ăn sáng, bụng đói còn phải khiêng cái chảo to nặng lên đồi cho kịp nấu cơm trưa cho cả đại đội… ăn. Mặc dù đã đổi phiên cho hai anh hỏa đầu quân khác khiên chảo rồi, nhưng vì… HS1 Thí lớn tuổi, người lại gầy nhom ốm yếu và lại còn leo đồi giữa trưa nắng cho nên ông mệt muốn… đứt hơi mà lại còn bị cái “thằng khốn nạn” chọc quê, không tức sao được!

Tối hôm đó, thằng Niên mon men lại gần HS1 Thí, ông Thí trừng mắt ngó nó như muốn đổ lửa. Thằng Niên ấp úng: “Bố, hồi trưa…” HS1 Thí giận dữ: “Bố cái con c…, ai cho mày gọi tao là bố. Mày mà còn giở trò chọc ghẹo nữa, tao phang cho cái xẻng chết mẹ bây giờ!” Thằng Niên thành khẩn: “Hồi trưa con lỡ nói chơi khiến bố giận, con xin bố tha lỗi cho con!” Nó ấp úng tiếp: “Bố đừng buồn con… nha bố!”

Vẻ mặt thằng Niên thành khẩn đến độ thiểu não. HS1 Thí có vẻ nguôi giận, ông nín thinh một hồi rồi đột nhiên ông thấy tủi thân, ông… khóc. Thằng Niên hoảng hốt, nó ôm chầm hai vai HS1 Thí và nó cũng khóc!

Lỗi này là do nơi ông đại đội trưởng. Mới đổi về, ông có ý tốt, chọn những người ốm yếu, lớn tuổi, và nhất là HS1 Thí cũng sắp giải ngũ vì lý do gia cảnh nên ông cho họ ở ban hỏa đầu vụ để đỡ phải hành quân, phục kích đêm,… Có lẽ ông nghĩ công việc này nhàn hạ, chỉ ngày hai buổi đi chợ nấu cơm, mà đâu dè cũng là gánh nặng mà ông không biết.

Người ta nói “quả báo nhỡn tiền” đôi khi cũng đúng. Ðơn vị tôi đột kích vào mật khu Việt Cộng. Bọn du kích bỏ chạy, chúng tôi tịch thâu được vài khẩu Carbine, súng Mas. 36, 3 bao gạo, vài chục ký cá khô và cá hộp, v.v… B1 Niên tịch thu được một cái thau nhôm thật lớn, định bụng sẽ tặng ban hỏa đầu vụ, có lẽ tặng HS1 Thí thì đúng hơn.

Nó ôm cái thau trước bụng. Khi di chuyển người đi trước chạm vào nhánh cây thấp và nhánh cây bật ngược đập vào cái thau nghe leng keng. Trung đội trưởng bảo nó úp cái thau vào phía sau đít mà đi, tránh gây tiếng động kẻo bọn Việt Cộng sẽ nghe thấy. Lúc leo dốc, không hiểu B1 Niên trợt chân thế nào mà lại té ngồi lên cái thau… và cứ thế, cái thau như một vật trượt tuyết chở nó lao xuống đồi thật nhanh, va vào hết cây này đến cây kia, các nhánh cây thì quất vào thau, vào người nó tơi tả. Mọi người cố chạy theo cứu nó nhưng không kịp. May sao, một bụi gai tre chận nó lại… cái thau thì móp méo và thủng cả đáy, đít thằng Niên bị trầy trụa rướm máu, còn cái mỏ nó thì bị so le vì bị cây đập vào môi trên sưng vù. Nếu không có bụi gai tre cản lại có lẽ cái thau đã lôi tuột nó xuống đường thông thủy đầy đá lởm chởm thì chỉ có chết hoặc ít ra cũng gãy tay gãy chân. Mọi người vừa thương hại vừa tức cười. Thật đáng đời cái thằng hay nghịch ngợm, hay chọc phá người này đến người nọ. Một người nói: “Ðúng là người gian mắc nạn!”

Chưa hết…

Cạnh đồn có nhà ông Năm Giáp. Ông có hai đứa con trai lớn đều đi lính ở xa, ở nhà chỉ còn hai vợ chồng già và cô con gái út. Cô Thơm vừa tròn 17 tuổi trông rất… mát mắt. Mấy ông lính nhà ta, nhất là… mấy ông nhóc quân dịch tuổi chừng 19, 20 thường lân la đến nhà cô Thơm thăm… hai bác!

Thằng Long là một trong đám lính đó. Nó “lết bánh” vì cô Thơm. Ngày nào không ghé qua nhà ông Năm Giáp là ngày đó nó thẫn thờ như người mất hồn. Nó thường khoe với bạn là nó thương cô Thơm lắm, thương cũng bằng thương má nó ở nhà và cô Thơm cũng thương… nó nữa! Bất cứ một tân binh nào mới đổi về nó cũng rủ ra nhà cô Thơm… thăm ông bà Năm.

Một hôm, nó vừa bước ra sau vườn thì thấy cô Thơm đang hái me, vừa nhảy cao vừa lấy cây đập nhưng cô Thơm vẫn không làm sao hái được me. Thấy thế, thằng Long nhào tới giúp liền. Nó ấp úng: “Thơm để đó, tôi… hái ‘giùm’ cho” và nó nhanh nhẹn cởi giày, cởi quần trận ra, leo một thoáng là đã ngồi trên cháng ba của cây me.

Nó đứng trên một nhánh lớn, tay trái vịn vào một nhánh khác, tay phải với tìm những trái me “giốt,” loại me gần chín, hái lia lịa và liệng xuống cho cô Thơm lượm.

Nhưng… khi nhìn xuống thì không thấy cô Thơm đâu cả! Nó hỏi thằng bạn đứng dưới gốc: “Ê, Xuân! Thơm đâu rồi?” Thằng Xuân trả lời: “Ði rồi!” Thằng Long ngạc nhiên: “Ủa! Ði đâu vậy?” Thằng Xuân ái ngại: “Tao không biết, nhưng chắc đi luôn rồi. Thôi… xuống đi.”

Nghe Xuân nói vậy, Long vội tuột xuống, mắt nhìn dáo dác: “Sao bỏ đi đâu vậy?” Thằng Xuân thấy tội nghiệp bạn mình: “Gặp tao, tao cũng đi nữa là… cô Thơm.” Thằng Long chưa hiểu, lẩm bẩm: “Sao bỏ đi vậy cà!?” Giọng thằng Xuân trở nên gắt gỏng: “Mầy là cái thằng cà chớn! Leo cao hái me mà lại mặc quần xà lỏn, cái quần… rộng rinh. Cô Thơm đứng dưới nhìn lên thấy mẹ nó… hết rồi!” Thằng Long lại vẫn chưa hiểu: “Thấy cái gì?” Tức quá, Xuân nói như gây lộn: “Thấy trái me… của mầy chứ thấy gì!” Lúc nầy, thằng Long mới hiểu, nó sượng chín người, mặt đỏ bừng lên nhưng cặp mắt thì như đứng tròng. Nó lúng ta lúng túng trông thật tội nghiệp, rồi bất thần nó nhắm hướng đồn đi nhanh như chạy, làm thằng Xuân chạy theo muốn hụt hơi.

Từ đó, cô Thơm tránh mặt nó. Mỗi lần đi chợ, ngang qua cổng đồn thì cô Thơm đi vòng ra sau dãy nhà đối diện đồn để khỏi đụng mặt thằng Long. Và thằng Long thì không dám đến nhà ông Năm Giáp nữa… Mỗi khi bất chợt thấy bóng dáng một người con gái xa xa là nó vội tránh mặt liền vì sợ phải gặp mặt cô Thơm. Cũng từ đó, suốt ngày nó lẩn quẩn trong sân đồn, thỉnh thoảng liếc mắt nhìn về hướng nhà cô Thơm, buông những tràng thở dài nghe mà đứt… ruột. Và cũng từ đó, hai người xa nhau, xa nhau chỉ vì một lý do… thật lãng nhách!

Rồi…

Ðơn vị tôi di chuyển vào trong rừng để truy lùng một đơn vị địch quân cấp tiểu đoàn mà cách đây hai ngày chúng đã phục kích quân ta tại khu vực cầu Lăng Quăng, ranh giới của xã Vỏ Xu, Hoài Ðức, và xã Duy Cần thuộc quân Tánh Linh, Bình Tuy, gây thiệt hại trung bình cho ta, trong đó có hai sĩ quan bị tử thương là Ðại Úy Hiếu, Chi Khu Phó CK Tánh Linh, và Ðại Úy Khải, Ðại Ðội Trưởng ÐÐ.720/ ÐPQ.

Khoảng 9 giờ sáng, đang di chuyển thì bỗng nhiên cánh quân phía trước khựng lại, tôi chụp ống liên hợp từ tay âm thoại viên hỏi cánh quân đi đầu: “Một… Trung Hiếu… gọi.” (Im lặng vô tuyến). Tôi gọi tiếp… cũng không nghe tiếng trả lời. Tôi lại gọi với giọng gắt gỏng: “Trung Hiếu gọi Một nghe rõ không, nói đi.” Vẫn im lặng, tôi điên tiết… phóng vội lên phía trước định đập anh âm thoại viên Trung Ðội 1 một trận, vì đối với đơn vị tác chiến nhất là đang di chuyển trong vùng có địch thì sự liên lạc vô cùng quan trọng, gọi chưa dứt lời là phải có sự đáp trả tức khắc.

Vừa được mấy bước thì thấy vài anh lính chạy ngược lại, mặt mày hơ hãi… Tôi ngạc nhiên! Lại một tốp lính nữa chạy ngược về phía sau và mặt mày người nào cũng có vẻ hốt hoảng, tôi quát khẽ: “Ðứng lại, cái gì đó?” Họ không trả lời mà còn chạy nhanh hơn. Thật là quái đản!? Tôi chưa kịp hỏi tại sao thì cả đám lính phía trước ùa chạy ngược lại phía sau… mặt họ trông càng khiếp đảm hơn! Lập tức, tôi cho dàn đội hình tác chiến.

Chuẩn Úy Minh, Trung Ðội Trưởng Trung Ðội 1, đi đầu, tay ôm mặt, tay vịn nón sắt chạy vụt qua mặt tôi ngược chiều. Tôi vói tay chụp cái ba-lô kéo giựt Chuẩn Úy Minh lại và nói như thét: “Ðứng lại! Tại sao chạy?” Chuẩn Úy Minh không nói mà lại đưa một ngón tay chỉ về phía sau lưng hướng lên trời và lại bỏ chạy thật nhanh.

Tôi quá đỗi kinh ngạc! Cái gì làm cho họ sợ đến như vậy?! Nếu gặp Việt Cộng thì họ nổ súng, đàng này… hoàn toàn không có một tiếng súng nào cả! Hay họ gặp thú dữ? Ðiều này cũng không đúng vì rừng này làm gì có cọp beo, chỉ có voi thôi. Nhưng lính tráng súng ống đầy trời như vậy thì cả trăm con voi đi nữa cũng đâu có thể làm họ sợ đến như vậy!? Hay là họ gặp… ma? hoặc gặp… quỷ gì đó?! Nhưng quỷ ma thì chỉ sợ lính chứ lính làm gì sợ ma quỷ!!! Và cứ thế, cả đoàn quân âm thầm bỏ chạy gần hết. Phía trước tôi… bỏ chạy, phía sau tôi… bỏ chạy, chính giữa… ngay cả anh truyền tin mang máy cho tôi cũng… bỏ chạy! Tôi bắt đầu rúng động bởi hiện tượng kỳ quái này mà chỉ có trong sách kiếm hiệp của Kim Dung may ra mới có… Thì, một cái gì, một vật gì thì đúng hơn, nhỏ cỡ ngón tay,… Không phải một mà… là hai, rồi … ba, chạm mạnh vào má, vào trán tôi đau đến nhảy dựng lên và nước mắt, nước mũi tôi túa ra… Tôi chợt hiểu và bây giờ thì tới phiên tôi… bỏ chạy!!!

Thì ra thằng ôn dịch nào đi đầu… không biết mắt mũi để ở đâu mà nó lại lủi nhằm phải ổ ong vò-vẽ. Lũ ong giật mình hốt hoảng bay túa ra và khi nhận diện được… kẻ thù, bọn chúng xông vào tấn công tới tấp. Khổ nỗi là cánh quân của tôi lại quàng khăn đỏ. Trong rừng, màu đỏ tương phản với màu xanh của cây lá nên bọn ong thấy rất rõ “kẻ thù” nên tấn công rất chính xác. Chạy tới đâu, bọn chúng rượt theo tới đó. Có người bị chích rồi… con khác lại bu vào chích tiếp… quyết không tha.

Ðang chạy trối chết thì có ai đó la lớn: “Liệng trái khói… Liệng trái khói!” thế là đủ các màu vàng, đỏ, tím,… tuông ra mù mịt… Lính tráng lớp bị ong chích, lớp bị hít phải khói màu ho sặc sụa, rên hù hù, trong đó có tôi! Nhưng tất cả phải gồng mình ráng chịu… vì ra khỏi vùng có khói thì sợ ong chích. Khói màu làm lũ ong sợ hãi, chúng không dám đáp xuống tấn công nữa mà lại bay tít tận ngọn cây, quầng qua quầng lại cả ngàn con trông thấy phát ớn lạnh. Tôi từng xem phim The Longest Day… cảnh máy bay đồng minh tấn công quân Ðức tại mặt trận Normandi nhưng vẫn còn thua xa đám máy bay… ong này.

Chưa hết! Trong khi anh em liệng khói màu để cản bầy ong thì… một ông tân binh đứng cạnh tôi hoảng hốt, đưa tay lôi trái lựu đạn đeo nơi dây ba-chạc phía trước ngực định rút chốt, may mà tôi nhìn thấy và ngăn cản kịp lúc nếu không thì… chắc chết cả đám. Vì, thấy người ta liệng khói màu, ổng cũng tưởng là ổng có… khói màu!

Coi như cuộc hành quân… thất bại! Cánh quân trên trăm người chạy tán loạn trong rừng và lạc nhau gần hết. Tới 4 giờ chiều tối chỉ gom lại được phân nửa. (Ong vò-vẽ thường làm ổ ở các lùm bụi thấp chứ không làm trên cao như loại ong mật.)

Ðịnh bắn súng gọi những người đi lạc nhưng lại sợ lộ mục tiêu cuộc hành quân nên tôi gọi pháo binh xin bắn đạn khói. Ðài tác xạ gọi tôi xin cho tọa độ, tôi bảo: “Bắn đâu cũng được… không cần tọa độ!” Họ tưởng tôi điên nên không chịu bắn. Tôi gọi tiếp, họ trả lời là… Họ chưa bao giờ gặp một đơn vị hành quân nào xin bắn pháo binh mà không cho biết… tọa độ! Nghe họ nói, tôi hơi bị “quê” một phút, và tôi bắt đầu giải thích… Văng vẳng trong máy, nhiều chuỗi cười rộ làm tôi thấy “quê” thêm. Thực ra, tôi chỉ muốn anh em chạy lạc trong rừng họ nghe được tiếng súng đại bác 105 ly depart họ sẽ biết hướng chi khu nằm ở đâu để họ tìm đường về. Thế thôi.

Người tôi mệt lả vì cả ngày chẳng có hột cơm vì còn phải lo chạy giặc… ong, phần bị ong chích bắt đầu lên cơn sốt. Loại ong này độ 20 con thôi… chích vào một con trâu thì trâu cũng chết huống chi là con người. Cả đoàn quân khi ra đi thì… Trời nghiêng Ðất lở… bây giờ thì chỉ còn lại một đám bại xụi, đứa thì rên, đứa thì khóc hu… hu vì đau nhức quá không chịu nổi!

Ðêm đó, bệnh viện Quân Dân Y đầy ắp người. Cả hàng trăm người tụ tập ở đó, vừa lính… “bại trận,” vừa thân nhân của họ. Có điều khác lạ là thân nhân không khóc, không kể lể rên rỉ như những lần lính được tải thương từ mặt trận, mà lần này… lính càng rên thì thân nhân, cười rất… vui vẻ, cười rất sảng khoái. Kiểm điểm lại, có bảy ông “bại binh” phải chở vào Tổng Y Viện Cộng Hòa, hơn 20 chục ông phải nằm lại bệnh viện Quân Y để điều trị tiếp, còn lại bao nhiêu trở về hậu cứ để cho y-tá tiểu đoàn chăm sóc.

***

Ðã 32 năm trôi qua… kể từ tháng 4, 1975 mà nỗi đau thương, bất hạnh đã đổ chụp xuống đất nước và trên đầu dân tộc chúng ta. Cho dù có còn kéo dài bao lâu đi nữa… tôi vẫn không bao giờ quên được những năm tháng tuổi trẻ trong đời, những tháng năm mà tôi đã sống cho lý tưởng, cho tình yêu và cho những nồng ấm trong tình chiến hữu, cho đời lính buồn nhiều hơn vui và đầy bất trắc.

Mỗi tháng 4 về là thời gian làm cho hoài niệm trong tôi bùng lên mãnh liệt nhất. Tôi nhớ bạn bè tôi, tôi nhớ đồng đội tôi, và tôi cũng thấy nhớ chiến trường xưa loang lửa đạn. Những chuyện tôi kể trong bài này là những đặc điểm của từng người làm tôi không bao giờ quên họ được. Ðã 32 năm rồi, đây là lần đầu tiên tôi mới kể ra, kể ra để san sẻ, để vơi bớt trĩu nặng tâm tư và cũng để… biết đâu, tôi sẽ không còn dịp để kể.

Tôi không muốn kể những chuyện vui nhất là trong Tháng Tư Ðen, đối với tôi đây là những chuyện buồn… Vì những người tôi vừa đề cập đến… họ đã không còn nữa! Họ đã ra đi vĩnh viễn vào một thế giới nào xa xăm khác với thế giới chúng ta đang sống, và… tất cả những người này đã gục ngã vì đạn thù trên bước đường lui binh trong trận chiến Võ Ðắc tháng 3 năm 1975!

<p>nguồn: http://www.nguoi-viet.com/http://hoiquanphidung.com/showthread.php?4395</p></div&gt;
</div>
<p>&nbsp;</p>
<p>&nbsp;</p>
” data-medium-file=”” data-large-file=”” />

“Chân Dung Người Lính Việt Nam Cộng Hòa,” hình thành “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” Một quân lực hình thành trong chinh chiến, rèn luyện trong chiến chinh, nhanh chóng trưởng thành trong chiến trận. Và từ trong chiến trận, đã tạo nên những chiến tích vang danh, những anh hùng được toàn dân ngưỡng mộ. Vào giờ thứ 25 của một giai đoạn chiến đấu, vẫn tạo thêm những anh hùng cho lịch sử đương đại của tổ quốc, “thành mất chết theo thành.”

Vì vậy:

“Người Lính Việt Nam Cộng Hòa rất xứng đáng được vinh danh, dù ngày 30 Tháng Tư năm 1975 đã bị bức tử sau hơn 20 năm dũng cảm chiến đấu tự vệ, nhưng đã thể hiện cao nhất về khả năng và tinh thần chiến đấu nối tiếp dòng lịch sử vẻ vang của tổ quốc, thể hiện vẹn tròn đạo nghĩa và truyền thống bất khuất kiêu hùng của dân tộc Việt Nam.” (Phạm Bá Hoa)

https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/chan-dung-nguoi-linh-vnch/

Leave a comment